CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                

Tin tức sự kiện

Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên tiếp tục cắm bổ sung thêm mốc ranh giới để bảo vệ rừng và đất rừng đặc dụng

18-05-2023

 

Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên

tiếp tục cắm bổ sung thêm mốc ranh giới để bảo vệ rừng và đất rừng đặc dụng

 

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên đã hoàn thành việc cắm mốc ranh giới sử sụng đất vào năm 2019, với tổng số mốc đã cắm (chôn) là 362 mốc, tại các xã Hữu Liên, Yên Thịnh, Hòa Bình, huyện Hữu Lũng; xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng; xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Việc xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới rừng đặc dụng là rất quan trọng và hết sức cần thiết nhằm mục tiêu xác định rõ ranh giới của rừng đặc dụng với đất canh tác, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Đồng thời, để tăng cường cơ sở pháp lý cho việc quản lý rừng của các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền các cấp, xác định phạm vi trách nhiệm được Nhà nước giao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng. Nhưng do khoảng cách giữa hai mốc liền kề trên đường ranh giới là quá dài, cụ thể: 700 mét trên thực địa đối với đất lâm nghiệp và 300 mét trên thực địa đối với đất nông nghiệp còn lại và đất phi nông nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân của một số người dân do nhận thức còn hạn chế, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài của việc bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp đã cố ý xâm canh, lấn chiếm đất rừng, mở rộng diện tích để lấy đất canh tác nương rẫy, mặc dù đã được Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên tuyên truyền vận động, hướng dẫn phân biệt rõ ranh giới giữa đất rừng và đất sản xuất nông nghiệp để không lấn chiếm vào khu vực rừng đặc dụng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người dân lấn chiếm, xâm canh vào khu vực rừng của Nhà nước quản lý.

Trước thực tế đó, để quản lý và sử dụng hiệu quả diện tích rừng và đất rừng  được giao, Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên đã báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn về việc tiếp tục cắm bổ sung mốc ranh giới rừng đặc dụng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các mốc giới đã cắm và cắm tại các vị trí có nguy cơ cao xảy ra tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng. Việc cắm bổ sung thêm mốc ranh giới để người dân dễ nhận biết ranh giới giữa đất rừng đặc dụng và đất canh tác của người dân, ngăn chặn tình trạng người dân lấn chiếm ra ngoài diện tích đang sản xuất, đây cũng là cơ sở pháp lý để ngăn ngừa, xử lý các trường hợp lấn chiếm rừng, tranh chấp quyền sử dụng đất, sử dụng đất rừng.

Trong quá trình thực hiện, Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên đã phân công cán bộ, hướng dẫn, phối hợp với các Tổ Bảo vệ rừng, các hộ gia đình và cộng đồng dân cư nhận khoán rừng tổ chức khoanh vẽ hiện trạng, tọa độ cắm mốc ranh giới sử sụng đất bằng bằng máy định vị GPS. Qua đó, giúp các Tổ bảo vệ rừng quản lý rừng chặt chẽ hơn ranh giới giữa đất rừng đặc dụng và đất sản xuất nông nghiệp, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp. Đồng thời, nâng cao ý thức người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, cam kết không phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên các diện tích đã cắm mốc ranh giới.

Cụ thể: Từ năm 2021 đến nay, Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên đã cắm bổ sung thêm 112 biển ranh giới rừng đặc dụng, được thiết kế bằng khung sắt, mặt biển bằng tôn dày 1,6 ly, kích thước 60x60x60 cm; chân biển bằng kẽm phi 48 mm, dày 1,6 ly, cao 2,5m.

Hình ảnh Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên phối hợp với các Tổ Bảo vệ rừng, các hộ gia đình và cộng đồng dân cư nhận khoán rừng tổ chức cắm bổ sung thêm biển ranh giới rừng đặc dụng.

 

Từ khi Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên tiến hành cắm bổ sung các mốc ranh giới rừng, tình trạng lấn chiếm đất rừng đặc dụng đã giảm rõ rệt, đây là cơ sở pháp lý để ngăn ngừa, xử lý dứt điểm các trường hợp lấn chiếm, tranh chấp đất rừng trái pháp luật.

Trong thời gian tới Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên tiếp tục xin bổ sung kinh phí để cắm bổ sung biển ranh giới rừng, góp phần đưa công tác quản lý, sử dụng đất đai ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và từng bước đi vào nền nếp.

Bài và ảnh: Hồ Hoàn Kiếm (BQL rừng đặc dụng Hữu Liên).

Tin liên quan