CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                CHÀO MỪNG ĐẾN WEBSITE KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, CÁC BẠN HÃY CÙNG VỚI CHÚNG TÔI, CHUNG SỨC BẢO VỆ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN.                

Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN

01-08-2019

 

LÔ GÔ KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN

ẢNH ĐẠI DIỆN HỆ SINH THÁI RỪNG

Hoàng đàn Hữu Liên. Ảnh KDTTNHL

Rừng núi đá. Ảnh KDTTNHL

Rừng bán ngập trong các Thung, Áng. Ảnh KDTTNHL

Hồ Lân Ty. Ảnh KDTTNHL

Thác nước Lân Ty. Ảnh KDTTNHL

Làng, bản. Ảnh KDTTNHL

 

 

BẢN ĐỒ KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊ

1. Giai đoạn 1986 đến 2006

Khu RĐD Hữu Liên nằm trên địa bàn huyện Hữu Lũng, Văn Quan, Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, thuộc vùng núi đá vôi Bắc Việt Nam (vùng Cao Bằng - Lạng Sơn). Khu rừng được xác lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), với tên gọi là Khu rừng cấm Hữu Liên, có tổng diện tích tự nhiên là 10.640,0 ha do Hạt Kiểm lâm huyện Hữu Lũng, trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lạng Sơn quản lý.

Mục tiêu xác lập Khu rừng là bảo tồn hệ sinh thái núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam.

Năm 1989, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 186/UB-QD-TC, ngày 10/6/1989 về việc thành lập Ban quản lý rừng cấm Hữu Liên. Ban quản lý rừng cấm Hữu Liên thuộc sở Nông Lâm nghiệp tỉnh quản lý về mặt Nhà nước, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn.

2. Giai đoạn 2006 đến nay

Năm 2006, thực hiện Quyết định số 705/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc “Thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên” trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn.

Cơ cấu tổ chức của Ban gồm:

+ Phòng Quản lý bảo vệ và Tuyên truyền

+  Phòng Bảo tồn đa dạng sinh học

+  Phòng hành chính Tổng hợp

+  03 Trạm bảo vệ rừng

Với số lượng công chức, viên chức làm việc tại đơn vị là 10 người.

Năm 2007, thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng. Khu RĐD Hữu Liên được quy hoạch lại với tổng diện tích 8.293,4 ha giảm 2.346,6  ha. (Quyết định số 1833/QĐ-UBND ngày 08/10/2007 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt dự án rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lạng Sơn).

Năm 2009, BQL RĐD Hữu Liên phối hợp với Phân viện ĐTQH rừng Tây Bắc Bộ tiến hành xây dựng dự án RĐD Hữu Liên nhằm điều tra, đánh giá cơ bản hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, đồng thời xây dựng phương án đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu RĐD.

Năm 2010, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 70/QĐ-UBND về việc “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên” trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn

Cơ cấu tổ chức của Ban gồm:

+ Phòng Hành chính tổng hợp

+ Phòng quản lý bảo vệ và Tuyên truyền

+ Phòng bảo tồn đa dạng sinh học.

+ 03 Trạm bảo vệ rừng (Lân Châu, Thôn Diễn, Mỏ Cấy)

Với số lượng công chức, viên chức làm việc tại đơn vị là 27 người.

Năm 2010 Trụ sở Ban quản lý rừng đặc dụng được đầu tư xây dựng mới tại thôn Tân Lai, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng.

Năm 2013 thực hiện Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010. Ban quản lý rừng đặc dụng đã triển khai thực hiện việc lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng và được phê duyệt tại Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 03/6/2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Hữu Liên đến năm 2020. Đây chính là căn cứ quan trọng cho các chương trình, dự án đầu tư cho Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên.

Năm 2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên.

Cơ cấu tổ chức của Ban như hiện nay, gồm:

- Lãnh đạo Ban gồm: Giám đốc và Phó giám đốc

- Các phòng chuyên môn thuộc Ban:

+ Phòng Hành chính - Tổng hợp

+ Phòng Giáo dục môi trường rừng và Dịch vụ môi trường rừng.

+ Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế

- Các trạm bảo vệ rừng trực thuộc:

+ Trạm bảo vệ rừng Lân Châu

+ Trạm bảo vệ rừng Thôn Diễn

+ Trạm bảo vệ rừng Mỏ Cấy.

Với số lượng công chức, viên chức, hợp đồng lao động tại đơn vị là 32 người.

        II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

        1. Vị trí địa lý

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trong vùng núi đá vôi Cao Bằng - Lạng Sơn, thuộc địa giới hành chính của toàn bộ xã Hữu Liên, một phần xã Yên Thịnh, một phần xã Hoà Bình huyện Hữu Lũng; một phần xã Hữu Lễ huyện Văn Quan và một phần xã Vạn Linh huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.

Có toạ độ địa lý:    - Từ 21030' đến 21046'20'' độ vĩ Bắc.

                             - Từ 106035'48'' đến 106048'15'' độ kinh Đông.

Phía Bắc giáp xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn

Phía Nam giáp phần còn lại của xã Yên Thịnh, Hoà Bình huyện Hữu Lũng.

Phía Đông giáp phần còn lại của xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan và Vạn Linh, huyện Chi Lăng.

Phía Tây giáp xã Nhất Tiến huyện Bắc Sơn.        

       2. Địa hình, địa thế

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn thuộc địa hình núi đá vôi, độ cao trung bình 300m, có nhiều đỉnh cao trên 500m, cao nhất là đỉnh Kheng 639m.

Độ dốc bình quân 350 - 500 có nhiều vách đá dốc dựng đứng.

Khu vực có địa hình núi đá vôi hiểm trở, hiện tượng Karst rất đặc trưng thể hiện ở các suối ngầm, suối cụt và các hang động.

Địa hình toàn khu vực như hình một lòng chảo, bao bọc xung quanh là các đỉnh, các dãy núi đá vôi trùng điệp, xen kẽ có núi đất, trung tâm là vùng đồi đất, lân bãi, làng bản, khu sản xuất nông nghiệp. Khu vực xa đường quốc lộ, xa vùng dân cư, giao thông đi lại khó khăn, nhưng đây là một thuận lợi cho việc khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng như bảo vệ động vật rừng.

III. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

       1. Phạm vi, ranh giới, diện tích

Theo nội dung Quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng đặc dụng Hữu Liên đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 788/QĐ-UBND, ngày 03/6/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn, Khu rừng đặc dụng Hữu Liên có quy mô diện tích là 8.293,4 ha, nằm trên địa bàn 3 huyện: Hữu Lũng (gồm toàn bộ xã Hữu Liên, một phần của xã Yên Thịnh và xã Hoà Bình), Chi Lăng (một phần xã Vạn Linh), Văn Quan (một phần xã Hữu Lễ).

2. Không gian các phân khu chức năng

Biểu Quy hoạch không gian các phân khu chức năng

TT

Phân khu chức năng

Quy hoạch không gian các phân khu chức năng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Phân khu BVNN

4.334,5

52,3

2

Phân khu PHST

3.855,0

46,5

3

Phân khu DVHC

103,9

1,2

 

Cộng

8.293,4

100,0

 

   2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
       Đây là khu vực có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên như mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái.

Diện tích của Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 4.334,5 ha chiếm 52,3% diện tích khu rừng đặc dụng. Ở Phân khu này hội tụ đầy đủ những đặc trưng và tính đa dạng sinh học của Khu rừng đặc dụng. Điều đó được thể hiện rõ thông qua lớp thảm thực vật rừng với 4 kiểu chính và 6 kiểu phụ. Đây là vùng phân bố chủ yếu của các loài thực vật quý hiếm như Nghiến, Trai lý, Lát hoa, Re hương, Sến mật, Giổi lông... Khu hệ động vật với các loài quý hiếm của rừng đặc dụng cũng tập trung chủ yếu ở khu vực này như Hươu xạ, Báo gấm, Voọc đen má trắng... Đất chưa có rừng là 145,0 ha, diện tích đất chưa có rừng chủ yếu là những bãi cỏ, cây bụi hoặc là những đầm nước trong thung lũng. Đó là những mặt bằng, bãi trống cần thiết cho các loài động vật ăn cỏ sống hoang dã trên địa hình chủ yếu là những dãy núi đá tai mèo.

2.2. Phân khu phục hồi sinh thái

Phân khu phục hồi sinh thái là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết.

Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 3.855,0, chiếm 46,5% tổng diện tích Khu rừng đặc dụng. Trạng thái rừng chủ yếu là rừng nghèo kiệt và rừng phục hồi trên núi đá. Đây là khu vực có có thể áp dụng các biện pháp lâm sinh, như: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi có trồng bổ sung, làm giàu rừng và trồng rừng, đồng thời là khu vực dự kiến quy hoạch các điểm du lịch sinh thái…

2.3. Phân khu Dịch vụ - Hành chính

Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý khu rừng đặc dụng và các trạm bảo vệ; xây dựng vườn ươm, các mô hình bảo tồn đa dạng sịnh học, xây dựng vườn thực vật phục vụ nghiên cứu khoa học; nơi tổ chức dịch vụ du lịch và các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, tuyên truyền giáo dục trong khu vực.

Địa điểm xây dựng phân khu dịch vụ - hành chính có tổng diện tích là 103,9 ha, chiếm 1,2% diện tích Khu rừng đặc dụng (trong đó: 3,5 ha khu Hành chính nằm ở tiểu khu 2, xã Hữu Liên và 100,4 ha quy hoạch Vườn thực vật, tại khoảnh 1, 3, tiểu khu 2, xã Yên Thịnh), đáp ứng được những chức năng của phân khu, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện Hữu Lũng.

        IV. ĐA DẠNG KHU HỆ ĐỘNG - THỰC VẬT

    1.  Khu hệ thực vật

Tài nguyên thực vật trong Khu rừng đặc dụng Hữu Liên rất phong phú và đa dạng. Ngoài kiểu thảm thực vật rừng là: “Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp” còn có sự đa dạng về thành phần loài thực vật bậc cao có mạch.

Theo kết quả điều tra giám định và lập danh lục thực vật của các chuyên gia thực vật, trong Khu rừng đặc dụng Hữu Liên bao gồm 776 loài, 532 chi, 161 họ, 5 ngành thực vật. Kết quả tóm tắt danh lục thực vật rừng như sau:

Thành phần thực vật khu rừng đặc dụng Hữu Liên

Ngành thực vật

Họ

Chi

Loài

Khuyết thực vật (Pteridophyta)

15

20

27

Thực vật hạt trần (Gymnospernae)

5

5

5

Thực vật hạt kín (Angiospermae)

- Thực vật 1 lá mầm (Monocotyledonae)

- Thực vật 2 lá mầm (Dicotyledonae)

141

23

118

507

95

412

744

142

602

Tổng cộng

161

532

776

Với 776 loài thuộc 532 chi của 161 họ thực vật cho thấy: Dù tính nguyên sinh của thảm thực vật ở đây không còn nguyên vẹn nhưng hệ thực vật vẫn còn phong phú.

Căn cứ vào danh lục thực vật đã điều tra được ở Khu rừng đặc dụng Hữu Liên, tiến hành xác định những loài thực vật quý hiếm cho khu vực. Danh lục thực vật ở Khu RĐD Hữu Liên ghi nhận 30 loài bị đe doạ ở các mức độ khác nhau được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

2. Đa dạng hệ động vật

Tổng hợp các kết quả phỏng vấn thợ săn địa phương, kết hợp với phân tích các điều tra trước đây tại khu vực để lập danh lục động vật khu vực Hữu Liên.    

Tổng hợp tài nguyên động vật khu rừng đặc dụng Hữu Liên

Lớp động vật

Số bộ

Số họ

Số loài

Số loài quý hiếm

Thú

7

21

61

27

Chim

14

49

239

14

Bò sát

2

13

67

15

Ếch nhái

1

6

42

5

Tổng cộng

24

88

409

61

Từ các kết quả và phân tích trên cho thấy: Khu hệ động vật RĐD Hữu Liên có mức độ đa dạng rất cao về thành phần loài số lư­ợng bộ, họ. Khu vực có 61 loài động vật quý hiếm, đặc biệt là sự có mặt của một số loài đặc hữu của vùng Đông Bắc, những loài quý hiếm có giá trị bảo tồn gen, như: Hươu xạ, Voọc đen má trắng, Vượn đen Đông bắc... Ngoài ra, trong khu vực còn có mặt nhiều loài có giá trị bảo tồn khác, đó là các loài bị đe doạ tuyệt chủng ở mức độ toàn cầu như: Báo Gấm, Rắn Hổ chúa, Rùa hộp 3 vạch và nhiều loài quý hiếm khác.

    V. QUY MÔ VÙNG ĐỆM  

Vùng đệm Khu rừng đặc dụng Hữu Liên gồm toàn bộ diện tích còn lại của các xã Hữu Liên, Yên Thịnh, Hoà Bình, Yên Sơn, Yên Bình - huyện Hữu Lũng; xã Hữu Lễ thuộc huyện Văn Quan và xã Vạn Linh - huyện Chi Lăng; một phần xã Trấn Yên, Nhất Tiến - huyện Bắc Sơn. Tổng diện tích vùng đệm là 30.211,4 ha với 54 thôn/bản, 4.316 hộ và 20.187 nhân khẩu. Vùng đệm được chia thành vùng đệm trong và vùng đệm ngoài.

- Vùng đệm trong bao gồm các thôn nằm trong ranh giới Khu rừng đặc dụng gồm 12 thôn (726 hộ, 3.421 nhân khẩu) của xã Hữu Liên với diện tích: 1.541,9 ha.

- Vùng đệm ngoài là toàn bộ các xã tiếp giáp với Khu rừng đặc dụng và diện tích còn lại của các xã có diện tích thuộc Khu rừng đặc dụng, tổng diện tích 28.669,5 ha.

            Sơ đồ Quy hoạch vùng đệm khu DTTN Hữu Liên

 

 

 

 

 

 

 

 

                   

 

 

                                                          

 

       

Vùng đệm được quy hoạch với mục đích làm giảm sức ép đối với Khu rừng đặc dụng và góp phần nâng cao ý thức về quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng của người dân sống xung quanh rừng đặc dụng. Tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch để góp phần nâng cao thu nhập, gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của khu rừng. Chính quyền các cấp trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư và thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng và hộ gia đình trong bảo vệ, bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHU RỪNG ĐẶC DỤNG

       1. Công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

Thực hiện Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 03/6/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng đặc dụng Hữu Liên đến năm 2020; Quyết định số 468/QĐ-UBND, ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc Phê duyệt Dự án Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó:

- Bảo vệ rừng: 7.791,1 ha

- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 59,7 ha.

- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quy mô 5% tổng diện tích rừng đặc dụng = 414,4 ha/năm.

- Công tác phòng chống cháy rừng, quy mô thực hiện trên toàn bộ diện tích rừng đặc dụng.

Toàn bộ diện tích bảo vệ và khoanh nuôi đã được Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên giao khoán ổn định cho nhân dân trên địa bàn theo quy định.

2. Các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền và năng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên

Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên luôn xác định công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Ban. Vì vậy, trong những năm qua, công tác tuyên truyền luôn được lãnh đạo Ban quan tâm trú trọng, chỉ đạo nên đă có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt trong thời gian qua, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng đã được thực hiện một cách đồng bộ, bằng nhiều biện pháp như đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức thông qua các hội nghị tập huấn; biên soạn, phát hành các loại tài liệu, tờ rơi… lồng ghép qua các buổi họp thôn, bản, xã; qua các buổi mít tinh kỷ niệm, các buổi học ngoại khóa tại các trường học và thông qua các buổi tuyên truyền lưu động. Hoạt động truyền thông cộng đồng được trú trọng đến việc phục hồi văn hóa truyền thống các dân tộc, thông qua đó các giá trị văn hóa và kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ rừng được coi trọng và phát huy. Qua công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trên địa bàn về ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý bảo vệ rừng và hưởng ứng tích cực chương trình quản lý bảo vệ rừng đặc dụng do Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên tổ chức

3. Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên có tính đa dạng sinh học khá phong phú, với 776 loài thực vật bậc cao và 409 loài động vật. Trong đó, có 30 loài thực vật và 61 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 cần đươc bảo tồn. Ban Quản lý rừng đực dụng Hữu Liên đã tiến hành xây dựng bộ tiêu bản động thực vật rừng; xây dựng mô hình thí điểm vườn thực vật; khảo sát, xác định, đánh dấu vị trí phân bố các loài động, thực vật trên bản đồ và ngoài thực địa. Từ đó đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ nghiêm ngặt, đồng thời từng bước lập dự án nghiên cứu từng loài cây, loài con nhằm lưu trữ nguồn Gen và bảo tồn tính đa dạng sinh học hiện có.

Ưu tiên khảo sát, nghiên ngoài thực địa đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm như Hươu Xạ, Vọoc Đen, Hoàng Đàn… để xây đề án bảo tồn và phát triển.

Tổ chức tốt việc hợp tác với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước nhằm phát triển bền vững Khu rừng đặc dụng.

Trong những năm qua, được sự nhất trí của Tổng cục Lâm nghiệp, UBND tỉnh cũng như Sở Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn, đã có nhiều đoàn khoa học của các viện nghiên cứu; sinh viên thực tập trong nước đến Khu rừng đặc dụng Hữu Liên để nghiên cứu các loài động, thực vật đặc hữu phân bố trên địa bàn rừng đặc dụng, xây dựng các đề tài, chuyên đề… đều được Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên tổ chức, sắp xếp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các đoàn thực hiện công tác theo đúng quy định. Qua cc đợt tổ chức đn tiếp cc đoàn khoa học, cn bộ phụ trch công tc bảo tồn đ học tập và đc kết được những kinh nghiệm thực tiễn về công tc bảo tồn, tạo tiền đề cho các năm sau.

4. Chương trình phát triển du lịch

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên có vị trí địa lý thuận lợi là gần Thủ đô Hà Nội, gần Quốc lộ 1A và các khu du lịch của huyện Hữu Lũng. Có thể kết nối thuận tiện các tour du lịch trong tỉnh với các tỉnh lân cận,… Do đó, Khu rừng đặc dụng Hữu Liên là nơi có điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư và hợp tác quốc tế.

Có hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi còn lại duy nhất ở tỉnh Lạng Sơn, ngoài ra khu vực còn có hệ sinh thái ngập nước theo mùa, với hệ sinh vật thủy sinh phong phú, có giá trị cao trong khoa học cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển cho thế hệ mai sau.

Đa dạng sinh học ở Khu RĐD Hữu Liên còn khá phong phú, với 776 loài thực vật bậc cao và 409 loài động vật. Trong đó, có 30 loài thực vật và 61 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 cần được bảo tồn.

 Về cảnh quan thiên nhiên: Với những hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi hiện có, Khu RĐD Hữu Liên sẽ trở thành một tổ hợp sinh quyển, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, khu danh thắng của khu vực Đông Bắc. Là khu du lịch, thăm quan, du ngoạn thiên nhiên và nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách của tỉnh Lạng Sơn và khách Quốc tế trong thời gian tới.

Đây là những lợi thế lớn của Khu RĐD Hữu Liên, mà các khu rừng đặc dụng khác trong khu vực không có được, các giá trị sử dụng tổng hợp phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khu vực và cho cả nước rất cần được quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững, ổn định lâu dài, phát huy lợi ích nhiều mặt của rừng đặc dụng Hữu Liên đem lại.

Để phát triển du lịch tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên, các điểm và tuyến du lịch được quy hoạch xây dựng như sau:

- Thám hiểm hang Lân Đặt, hang Song Boong, hang Lân Nứa, hang Tân Lai (xã Hữu Liên), hang Nước, hang Mèo, hang Diêm (xã Yên Thịnh)... Ở đó có những nhũ đá mang hình tượng độc đáo, sinh động được hình thành một cách tự nhiên, tạo nên những cảnh tượng kỳ ảo, hấp dẫn. 

- Du lịch sinh thái trên hệ thống hồ ngập nước theo mùa như hồ Đồng Lâm, hồ Lân Ty (ngập nước 6 tháng mùa mưa) tạo nên một cảnh quan vô cùng kỳ thú với mây, nước, núi đồi trong rừng già sương mờ che phủ lúc mờ lúc ảo.

- Du lịch mạo hiểm từ Làng Cóc đi Lân Đặt để chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ trên núi đá vôi.

- Khám phá thiên nhiên với tuyến du lịch từ Ba Lẹng đi Nà Nọc…

Đến nay, Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên đang tiến hành xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái để trình UBND tỉnh lạng Sơn phê duyệt.

5. Phát triển vùng đệm

Thực hiện Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020. Từ năm 2014 đến nay, Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên đã hỗ trợ cho 08 thôn, bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng, với mức hỗ trợ là 40.000.000 đồng/thôn, bản/năm xây dựng các công trình công cộng, như: Nhà Văn hóa thôn; đường điện chiếu sáng; đường bê tông...Chính sách hỗ trợ được chính quyền địa phương và người dân đồng tình ủng hộ. Người dân trên địa bàn rừng đặc dụng đã có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, đã tích cực chủ động hơn trong công tác bảo vệ, phát triển rừng nói chung và rừng đặc dụng nói riêng.

VII. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC

- Trong rừng đặc dụng có 12 thôn, bản nằm trong vùng lõi nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, bảo tồn.

- Đời sống của người dân trong và giáp ranh với khu rừng đặc dụng chủ yếu làm nông nghiệp, không có nghề phụ, nặng về khai thác, bóc lột tài nguyên rừng.

- Khu rừng đặc dụng phạm vi quản lý rộng, rừng núi đá, địa hình chia cắt, hiểm trở, lại đan xen với các khu dân cư, nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

- Tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản, đốt than trái phép trong rừng đặc dụng chưa được xử lý triệt để.

- Chính quyền cấp xã ở một số nơi còn hay đùn đẩy, thậm chí né tránh trách nhiệm.

- Chức năng, quyền hạn của cán bộ viên chức trong Ban chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

- Ban quản lý rừng đặc dụng không có lực lượng Kiểm lâm nên công tác bảo vệ rừng gặp khó khăn.

VIII. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Đề xuất, kiến nghị

- Đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cán bộ, viên chức trong công tác bảo tồn.

- Đề nghị Nhà nước ưu tiên đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên.

2. Định hướng phát triển

Quản lý, bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên rừng của Khu rừng đặc Hữu Liên gắn với việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phục hồi hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam. Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường; huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, góp phần nâng cao nhận thức và mức sống của người dân.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy; xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế - xã hội.

- Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu; điều tra cơ bản khu hệ động, thực vật, côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tiếp tục phát triển và mở rộng liên kết kinh doanh du lịch, xây dựng Hữu Liên trở thành khu du lịch sinh thái của tỉnh Lạng Sơn.

- Từng bước phục hồi và phát triển các loài thực vật bản địa quý hiếm, loài đặc hữu, loài có giá trị kinh tế cao. Nhân nuôi phát triển các loài động vật bản địa có giá trị kinh tế cao, từng bước tái thả vào tự nhiên và giúp nhân dân vùng đệm phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng Khu rừng đặc dụng Hữu Liên trở thành một trong những trung tâm về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển các loài động, thực vật hoang dã của tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời xây dựng cơ sở vật chất thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, học tập, để Khu rừng đặc dụng trở thành nơi tập huấn và hiện trường đào tạo cán bộ bảo tồn thiên nhiên, sinh viên các trường Đại học khu vực Đông Bắc Việt Nam./.

 

 

 

 

Tin liên quan